- Cơ hội mới của ngành Da giày Việt Nam
- Nguyên lí mã kẽm nhúng nóng
- Nga hợp tác với Việt Nam sản xuất ô tô
- Ngành cơ khí chế tạo Việt Nam mãi không chịu phát triển
Ngày 7/3/2016 vừa qua, sau khi Bộ Công Thương áp dụng biện pháp phòng vệ tạm thời đối với ngành thép Việt Nam thì đã có những biến chuyển lớn mạnh đối với thị trường này
Sau khi biện pháp phòng vệ tạm thời được thông qua, các mặt hàng thép nhập khẩu đã có những hạn chế nhất định, chính vì áp dụng mức thuế khá cao cho hàng nhập khẩu nên thị trường thép Việt Nam hiện nay chủ yếu là những mặt hàng trong nước. Cùng với đó là hàng hóa ở Việt Nam khá là khan hiếm nên giá thép bán lẻ trên thị trường đã có sự biến động tăng.
Hệ quả tất yếu của vấn đề này là các doanh nghiệp kinh doanh thép hoặc các doanh nghiệp xây dựng sẽ điêu đứng vì vỡ kế hoạch chi phí. Cụ thể trước khi biện pháp phòng vệ tạm thời được thông qua thì mức thuế áp dụng cho mặt hàng thép chỉ khoảng từ 15% cho mặt hàng phôi thép. Sau khi biện pháp phòng vệ được thông qua, chính phủ ta đã áp dụng mức thuế 23,3% đối với phôi thép, 14,2% đối với thép dài dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung.
Theo số liệu khảo sát cho thấy, từ đầu năm đến nay giá thép bán lẻ trên thị trường không ngừng tăng giá, ở những tỉnh thành như Hà Tĩnh, Phú Thọ có ngày giá thép biến động đến ba lần, mỗi lần giá thép tăng lại tạo ra một cơn sốt trong giới kinh doanh thép.
Cụ thể của sự biến động giá thép ba lần trong một ngày là vào ngày 16/3, giá thép cuộn bán ra 11,2 triệu đồng/tấn vào đầu giờ sáng, lên 11,7 triệu đồng/tấn vào buổi trưa và tăng lên 12 triệu đồng/tấn vào đầu giờ chiều. Trong khi đầu năm, giá thép cuộn từ 10,5-11,2 triệu đồng/tấn. Và tại thời điểm 25/3, giá thép cuộn bình quân từ 11,8-12 triệu đồng/tấn, giá thép cây tăng 15.000-23.000 đồng/cây. Như vậy, so với đầu năm, giá thép đã tăng bình quân từ 1-1,5 triệu đồng/tấn
Không chỉ các mặt hàng thép phôi và thép cuộn tăng giá mà ngay cả các loại thép hộp, thép tôn cũng tăng giá theo. Theo Anh Nguyễn Văn Sơn – một chủ doanh nghiệp thép trên địa bàn cho biết, chỉ trong vòng những ngày đầu tháng 3, giá thép hộp, thép tôn đã tăng từ 300.000 đến 500.000/tấn. Điều này gây ra một khó khăn vô cũng lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành, khi mà giá thép họ nhập về liên tục thay đổi, nhiều khi các công ty xây dựng đã chốt giá từ trước, đến khi giao hàng giá thép lại tăng thêm, họ không biết lấy chi phí đâu ra để bù cho khoản lỗ này.
Một mặt giá thép tăng chóng mặt, một mặt hàng hóa lại khan hiếm. Mặc dù sự khan hiếm hàng hóa trên thị trường do cung không đủ cầu, song bên cạnh đó hiện tượng găm hàng, trữ hàng là một yếu tố chính tạo nên sự biến động này. Những doanh nghiệp kinh doanh thép muốn tận dụng thời cơ để đẩy mức giá lên cao so với giá trị thực của nó, họ găm hàng, không cung cấp cho các doanh nghiệp xây dựng với lý do là cháy hàng. Những lúc như này các công ty xây dựng chỉ có nước điêu đứng, tình hình hoạt động bị trì truệ, thậm chí một số doanh nghiệp còn phải đi mua hàng như thời bao cấp.
Theo lời chị An – chủ doanh nghiệp xây dựng cho biết, thời gian qua có những ngày chúng tôi phải chầu trực hàng rót về từng chút một, có ngày “ăn chực, nằm chờ” 5-6 ngày mới kiếm được một chuyến hàng. Trong khi đó giá hàng lại tăng lên chóng mặt theo từng giờ
Theo nhận định của các chuyên gia thì đây là hiện tượng tất yếu sau khi biện pháp phòng vệ tạm thời được thông qua, tuy nhiên mức độ nóng hổi như hiện nay là do một số yếu tố khách quan tác động đến. Hiện tượng găm hàng, trữ hàng của các doanh nghiệp thép trong ngành sẽ đẩy tình trạng này lên cao và kéo dài. Nếu chính phủ không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì lo ngại việc phòng vệ tạm thời trong ngành thép không còn hiệu quả, trái lại nó sẽ gây ra biến động lớn cho nền kinh tế nước nhà.
Minh chứng cho hậu quả của việc giá thép tăng cao là các công trình xây dựng sẽ điêu đứng, thua lỗ, thậm chí là phá sản. Anh Trần Văn Kỳ – Giám đốc Công ty Xây lắp kết cấu thép Thịnh An cho biết, các hợp đồng kinh doanh đã được kí kết từ trước, có những hợp đồng đã được nhận từ năm ngoài, khi mà giá sắt, thép chỉ ở mức 10,5 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối thắng 3 này giá thép đã tăng lên 12,5 triệu đồng/tấn, nếu tính sơ sơ mỗi công trình khoảng 350 m2 đã lỗ khoảng 60 triệu đồng.
Sắp tới đây, khi thời tiết bắt đầu vào mùa hanh khô, điều kiện thuận lợi để thi công các công trình xây dựng. Nắm bắt được điều kiện đó, các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép sẽ tiếp tục găm hàng làm thị trường khan hiếm hàng hóa, giá bán tăng cao, dự báo sẽ tạo ra một đợt biến động tăng giá khá mạnh.
Kieutruc