- Ngành ô tô trong nước điêu đứng vì ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc
- Nga hợp tác với việt Nam sản xuất ô tô
- Ngành cơ khí chế tạo Việt Nam mãi không “chịu” phát triển
Dự báo năm 2016 ngành Da giày Việt Nam sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu trên 17 tỷ USD.
Với những lợi ích trực tiếp từ các hiệp định thương mại kí kết trước đó, năm 2016 sẽ là một năm đầy triển vọng của ngành Da giày nước ta, chúng ta sẽ có cơ hội thúc đẩy và mở rộng thị trường trên toàn thế giới.
Hàng năm khối lượng giày dép xuất khẩu của nước ta trên toàn thế giới chỉ đứng sau một số nước lớn mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Như vậy có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ tư trên toàn thế giới về mặt hàng này.
Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) cho biết, Việt Nam có những lợi thế nhất định để phát triển mặt hàng này. Vì thế những năm gần đây nền kinh tế nước ta luôn chú trọng đầu tư và phát triển nó, với những nỗ lực đó chúng ta đã gặt hái được một số thành công nhất định khi mà mặt hàng giày da của Việt Nam đã có mặt trên 50 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều năm liền tốc độ tăng trưởng của ngành duy trì mức ổn định là 15%-18%.
Đặc biệt, năm 2016 khi Việt Nam chính thức kí kết hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc và đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)…thì mức thuế áp dụng cho Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này là 0%. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho toàn nền kinh tế nước ta.
Trước đây, khi hiệp định TPP chưa được ký kết, kim ngạch xuất khẩu Da Giày của Việt Nam sang các nước châu Âu, đặc biệt là Hoa Kỳ đã tăng trưởng khoảng 50% so với các năm trước, giày dép và túi xách nhập khẩu khoảng hơn 4 tỷ USD. Có thể thấy được những tiềm năng bền vững của ngành hàng này. Hơn thế nữa, theo dự báo nghiên cứu, nếu Việt Nam làm tốt vai trò và giữ vững được phong độ thì đến năm 2025 tốc độ nhập khẩu Da giày của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ là 100%.
Tuy nhiên, song song với những cơ hội bao giờ cũng là những thách thức. Hiệp định thương mại được ký kết đồng thời với việc Việt Nam phải mở của hoàn toàn, chúng ta sẽ phải chào đón những doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam, nó sẽ tạo ra những cản trở nhất định đối với các doanh nghiệp trong nước. Những doanh nghiệp trong nước đa phần có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc chưa được đầu tư như vậy sẽ khó khăn cho việc tham gia vào chuỗi cung ứng thế giới.
Hơn thế nữa, ngành Da giày Việt Nam đang phải chịu những thiệt thời và áp lực lớn, chúng ta vẫn phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước khác về và gia công lại. Chúng ta phải chịu sự phụ thuộc, nếu những nước chúng ta nhập nguyên vật liệu có biến động nó sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất trong nước. Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu ngành Da giày Việt Nam hai tháng đầu năm nay đạt 1,88 tỷ USD, đồng thời thì kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu là 594 triệu USD (tính đến hết tháng 2/2016).
Bởi lẽ kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu cao như vậy bởi những mặt hàng Da giày Việt Nam xuất khẩu là những mặt hàng chất lượng cao, thuộc hàng da và giả da chất lượng, trong khi đó thì những loại hàng này ở Việt Nam khá là khan hiếm, hoặc chưa đạt đến trình độ để sản xuất chúng.
Cũng theo ông Ngô Đức Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần May quốc tế Thắng Lợi, những dự báo cũng chỉ là những dự báo nếu chúng ta không sớm có những bài toán giải quyết vần đề nhập khẩu nguyên phụ liệu không sớm thì muốn nó sẽ cản trở hoạt động sản xuất, nghiêm trọng hơn là thâu tóm cả quy trình sản xuất mặt hàng Da giày của nước ta. Chúng ta đã có những lợi thế khách quan, vì thế phải tận dụng tốt chúng để phát triển, mở rộng thị trường hơn nữa.
Trung Quốc là một nước xuất khẩu chính các mặt hàng nguyên phụ liệu mà Việt Nam đang sử dụng, tuy nhiên Trung Quốc lại không tham gia vào hiệp định TPP, vì vậy mức giá nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc sẽ rất là cao, nó sẽ khiến chi phí đầu vào tăng, giá thành tăng, sản phẩm của chúng ta khó lòng cạnh tranh được với các nước khác.
Đứng trước những thách thức đó, vào cuối tháng 3 tới đây, Hiệp hội Da giày Việt Nam sẽ tổ chức hội nghị thưởng đỉnh của ngành Da Giày, tại hội nghị sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội giao lưu, làm quen, tiếp cận với các doanh nghiệp đối tác nước ngoài để học hỏi kinh nghiệp cũng như thiết lập quan hệ để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Thông qua hội nghị, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có được những bài học về mô hình sản xuất giày dép của các nước tiên tiến đáp ứng được nhu cầu của thế giới, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam nhìn lại những thiếu sót, đánh giá đúng năng lực của mình và có chiến lược phát triển lâu dài trong thời gian tới.
Kieutruc