Với ưu điểm về một sản phẩm không gây độc hại, thân thiện với môi trường, giá thành thấp, nhiều hộ gia đình tại Lục Ngạn (Bắc Giang) đã tự chế thuốc trừ sâu thảo dược sử dụng phun cho những loại cây có múi.
Kit thử nhanh an toàn thực phẩm
Nhưng hiệu quả của việc sử dụng loại thuốc tự chế này ở mức độ nào thì cần phải có sự kiểm định, đánh giá của các đơn vị chuyên môn.
Chị Thơi ở thôn Chể (xã Phương Sơn) là một trong những hộ đi đầu trong ứng dụng thuốc trừ sau thảo dược tự chế để chăm sóc cho vườn cam, bưởi với diện tích 1ha.
Chị cho biết cách thức này được áp dụng 2 năm qua do một giáo sư nông nghiệp phía Nam ra hướng dẫn cách làm. Sau khi thử áp dụng thấy hiệu quả nên gia đình chị đã chọn áp dụng. Với những nguyên liệu ngâm, ủ đã tạo ra loại thuốc sâu phun vào cam, bưởi và đánh bay những loại sâu đặc trưng như sâu ăn lá, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rầy…
Từ đó, gia đình chị chỉ sử dụng loại thuốc thảo dược này thay thế cho thuốc trừ sâu hóa học. Chị không ngần ngại chia sẻ các nguyên liệu dễ mua như ớt, tỏi, gừng, riềng, mật nhân, quế, mù tạp, rượu, thuốc lào. Giã nhuyễn các nguyên liệu, trộn chung và ngâm 1 tháng rồi mang ra sử dụng.
Loại thuốc sâu thảo dược này có ưu điểm lớn là không gây độc cho người dùng, đảm bảo cây ăn quả tránh sâu bệnh, chi phí sản xuất cũng thấp. Chúng còn có thể sử dụng hữu hiệu cho rau. Không cần phải có thời gian cách ly lâu dài như thuốc hóa học; không gây mùi nồng nặc ô nhiễm, độc hại cho môi trường và cũng không phải lo ứng phó với lượng lớn các loại vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật gây hại vào môi trường.
Tại Lục Ngạn, Bắc Giang hiện có hơn 22 nghìn cây ăn trái với chừng 16 nghìn ha vải thiệu, hơn 5 nghìn ha cam và bưởi, hơn 800ha nhãn, hơn 300ha táo cùng những loại khác. Do vật, lượng thuốc trừ sâu sử dụng hàng năm rất lớn. Nếu việc áp dụng thuốc thảo dược được đánh giá tốt thì góp phần lớn vào việc cải thiện môi trường, tránh ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe của người dân vùng sản xuất cũng như người tiêu dùng.
Đi quanh vùng chúng tôi gặp anh Thủy đang phun thuốc sâu cho vườn cam. Anh Thủy cho hay anh đã dùng thuốc này 2 năm qua và vừa cầm vòi phun, vừa xởi lởi chia sẻ: “Đấy, các anh không thấy mùi gì đíng không? Phun thuốc sâu giờ đã khác xưa rồi”.
Anh cho hay, trước kia khi phun vườn cam này thì mùi thuốc nồng nặc khiến anh Thủy phải đau nhức mình mẩy mấy ngày. Còn từ khi anh dùng thuốc trừ sâu thảo dược thì không có vấn đề gì xảy ra.
Anh Thủy cũng chia sẻ về nguyên liệu để anh chế thuốc sâu thảo dược là: 3kg ớt; 3 lạng thuốc lào; 5 lạng quế; 2kg tỏi; 10l rượu; 1kg mật nhân. Ngâm nguyên liệu trong 1 tháng và khi dùng thì pha theo tỷ lệ 300ml nước thuốc với 200l nước.
Anh cho hay, dù là thuốc thảo dược nhưng cũng không được lạm dụng phun nhiều bởi các nguyên liệu đều có tính nóng sẽ ảnh hưởng đến cây trồng.
Giờ đây, hầu như anh không sử dụng thuốc sâu hóa học, chỉ trường hợp dịch bệnh bùng phát quá mạnh, thời tiết khắc nghiệt thì anh mới dùng thuốc hóa học.
Ngoài ra, anh Thủy còn sử dụng đậu tương nghiền, ngâm và ủ thành phân bón cho cây, không sử dụng phân hóa học, cho cây trái ngọt nước. Và nhờ đó mà vườn cam nhà anh không có sâu bệnh, phát triển tốt và trừ được loại nhện đỏ, xuất hiện phổ biến ở cam.
Ông Thắng, Phó trưởng thôn Chể cho hay, toàn thôn đa phần các hộ trồng cây có múi, đưa lại thu nhập cao. Từ khi các hộ áp dụng thuốc sâu tự chế thảo dược thì chi phí giảm 30%, lại không gây độc hại và ảnh hưởng môi trường nên đã phổ rộng đến 1/3 hộ áp dụng phương thức này.
Theo bà Hà, Phó trạm trưởng trạm Khuyến nông Lục Ngạn cho hay, dù đã nhận được báo cáo từ địa phương về thuốc trừ sâu thảo dược có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, bà cũng cho biết cơ quan chức năng trước khi tuyên truyền cũng cần có nghiên cứu, đánh giá thuốc thảo dược với mỗi loại cây để đảm bảo sự phát triển an toàn.
Do vậy, Trạm khuyến nông chưa có nghiên cứu thực tế để đánh giá nên chưa khuyến khích bà con nông dân đưa vào sản xuất đại trà.