Cuộc chiến với hành vi bơm tạp chất vào tôm đã diễn ra quyết liệu trong suốt thời gian qua với sự kết hợp của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên vẫn chưa chấm dứt và cần sự tiếp tục vào cuộc triệt để nhằm lấy lại hình ảnh cho con tôm Việt.
Vi phạm không ngừng tăng
Gần đây nhất trong tháng 11 năm nay, Cảnh sát Môi trường – Công an tỉnh Cà Mau đã triệt phá một cơ sở chuyên thu mua tôm nguyên liệu trên địa bàn do ông Nguyễn Thành Thân (Sinh năm 1968) làm chủ cơ sở có hành vi bơm tạp chất vào tôm.
Lực lượng chức năng đã phát hiện 4 công nhân đang thực hiện hành vi bơm tạp chất râu câu agar vào gần 20kg tôm sú nguyên liệu. Cạnh đó còn 40kg tôm chuẩn bị được bơm và 2 thùng agar đã pha loãng cùng nhiều dụng cụ phụ trợ.
Riêng tại Cà Mau, trong hai năm 2014-2016 có tớ 92 vụ tôm bơm tạp chất bị phát hiện. Tổng khối lượng tôm vi phạm lên tới 12.4 tấn, các cơ quan chức năng đã xử phạt 2.3 tỷ đồng. Riêng năm 2017, đến hiện tại có 31 vụ bị phát hiện với gần 5.2 tấn tôm bơm tạp chất và số tiền xử phạt lên tới 713 triệu đồng.
Tại Kiên Giang, tháng 4 xảy ra vụ bơm tạp chất vào tôm sú với khối lượng 17kg và quan trọng là số tôm này đang được đóng gói chờ xuất khẩu sang Trung Quốc.
Bạc Liêu cũng xảy ra tình trạng tương tự, tháng 9 vừa qua cơ quan chức năng cũng phát hiện tại một cơ số gần 10kg tôm bị bơm tạp chất.
Nguy hại nhất là thời điểm cuối tháng 7, Phòng cảnh sát môi trường- công an tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành kiểm tra và bắt quả tang cơ sở thu mua, chế biến tôm của ông Nguyễn Văn Khởi đang tiến hành bơm tạp chất vào tôm. Thời điểm kiểm tra có gần 300kg tôm đang được thực hiện hành vi bơm tạp chất với 114kg đã bơm xong. Toàn bộ số tôm bị bơm tạp chất cùng công cụ thực hiện hành vi này bị thu giữ.
Theo cơ quan chức năng của tỉnh cho biết, riêng trong năm 2017, có 56 cơ sở vi phạm với khối lượng tôm bị bơm tạp chất lên đến 9 tấn, số tiền xử phạt hành chính lên đến 2.8 tỷ đồng.
Giảm sút hình ảnh thương hiệu tôm Việt
Các cơ quan chức năng cho hay có nhiều dạng tạp chất được các thương lái sử dụng bơm vào tôm trong đó agar là loại phổ biến nhất vì dễ sử dụng, giá thành rẻ. Chất này bơm vào tôm sẽ khiến tôm nhìn căng, mọng, đẹp và nặng cân. Càng thời điểm tôm nguyên liệu khan hiếm thì hành vi này càng bùng phát mạnh.
Những con tôm bình thường sạch sẽ, đảm bảo chất lượng trong giây lát được phú phép thành những con tôm căng mọng và tăng trọng lượng từ 1kg tôm thường, nhờ tạp chất thành 1.3-1.5kg tôm chứa tạp chất trong người.
Một người nông dân nuôi tôm tại Bạc Liêu cho hay, nông dân không một ai làm việc đó. chỉ có những doanh nghiệp thu mua, những thương lái mới thực hiện hành vi gian lận này. Khi bị bơm tạp chất, người tôm căng cứng, thẳng đơ, không cong như bình thường, đuôi xòe ra và đầu phù to. Chiêu trò này của người thực hiện đã khiến người nông dân điêu đứng bì các nhà máy, xí nghiệp thu mua tôm xuất khẩu luôn tính phí loại bỏ tạp chất trong tôm trước khi chế biến xuất khẩu.
Những cơ sở bơm tạp chất vào tôm không tiêu thụ trong nước sẽ mang xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, vô hình chung gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu con tôm Việt.
Tại khu vực ĐBSCL có nhiều đơn vị xuất khẩu tôm và có tình trạng tô bị trả về do kháng sinh tồn dư, do nhiễm vi sinh do bơm, chích tạp chất… Nhưng vẫn có trường hợp được chấp nhận xuất khẩu nên cũng gây khó cho các ban ngành chức năng.