Vấn nạn hàng Trung Quốc ngày càng trở nên cấp thiết trên thị trường. Rau, quả, nông sản Tàu đội lốt Đà Lạt tràn lan khắp thị trường Việt khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang. Nhiều người có điều kiện kinh tế khá giả chọn mua rau, quả sạch tại các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị với giá cao. Nhiều người chọn phương án lấy rau quả nguồn gốc từ quê để bảo vệ bữa ăn gia đình mình.
Kit thử nhanh an toàn thực phẩm
Thực tế cho thấy hàng loạt nông sản Trung Quốc thời gian vừa qua chỉ cần “quá cảnh” là đã trở thành hàng Đà Lạt. Từ đó, nông sản theo hệ thống xe vận chuyển mang biển Đà Lạt và trung chuyển vào TPHCM mang mác thương hiệu nông sản Đà Lạt để đánh lừa lòng tin của người tiêu dùng.
Hàng năm, nguồn rau củ sản xuất tại Lâm Đồng phục vụ thị trường đạt khoảng 2 triệu tấn rau. Trong đố 50% được chuyển vào tiêu thị tại TPHCM tuy nhiên chỉ 20% trong số đó có thể thực hiện truy xuất nguồn gốc và thể hiện chứng nhận đạt tiêu chuẩn rau an toàn. Số còn lại gặp khó trong kiểm soát và truy xuất nguồn gốc.
Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng, ông Huỳnh Ngọc Hải cho hay, từ năm 2015, Lâm Đồng đã xây dựng được thương hiệu cho rau và hoa. Đến năm 2020, nơi đây sẽ trở thành địa chỉ cung ứng rau, hoa cho các thị trương Nhật, Hàng và Bắc Á.
Rau, hoa sản xuất tại đây sẽ được gắn mác và logo mang thương hiệu Đà Lạt. Nhưng xây dựng thương hiệu Đà Lạt đang gặp cản trở khi hàng Trung Quốc ngày càng tinh vi đội lốt nông sản Đà Lạt.
Thương lái chọn khi hàng nông sản Đà Lạt vào cuối và hết vụ để nhập hàng Trung Quốc về Đà Lạt, sang xe chuyên chở vào TPHCM là thành nông sản Đà Lạt, họ làm giả xuất xứ hết sức tinh vi, ông Hải bức xúc khi chia sẻ về việc nông sản Đà Lạt bị làm giả.
Về thực trạng làm giả trước đây đã từng xảy ra với khoai tây khi khoai Tàu nhập về trộn với đất đỏ để giống với khoai Đà Lạt gây khó cho cơ quản quản lý chức năng. Giờ đây thì khoai Tàu chỉ cần nhập về và sang xe tại Lâm Đồng là ngang nhiên biến thành khoai tây Đà Lạt tiến vào chợ đầu mối tại TPHCM.
Không chỉ khoai tây, đến mùa bông cải, khi Đà Lạt hết mùa thì hàng Trung Quốc còn chuyên chở qua cả đường hàng không tới Đà Lạt và chuyển xuống các xe biển số Đà Lạt chở vào TPHCM tiêu thụ. Quản lý thị trường các địa phương kiểm soát cũng hết sức khó khăn.
Vấn đề kiểm soát, đóng gói để dán mác chuẩn Đà Lạt gặp khó bởi tỉnh Lâm Đồng từng thí điểm với ngân sách 500 triệu cho việc đóng gói khoai tây 5kg mỗi túi lưới để tiêu thụ tại TPHCM nhưng không thành. Bởi nhu cầu của người tiêu dùng không thể một lần mua số lượng lớn khoai tây như thế. Nhưng xé lẻ đóng gói nhỏ thì chi phí phát sinh đội lên rất cao, khó tiêu thụ. Do đó quá trình kết nối cung cầu cùng truy xuất nguồn gốc cho thực phẩm là hành trình dài và cần có những giải pháp triệt để.