Chất tạo nạc cho thịt lợn – nguy hại khôn lường
Chất tạo nạc cho thịt lợn không còn là khái niệm xa lạ đối với chúng ta. Những năm gần đây, thịt siêu nạc được bày bán rộng khắp trên thị trường, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hồ Chí Minh,Hà Nội hay Đà Nẵng.
Chất tạo nạc cho lớn giúp thịt lợn không tạo mỡ, nạc ra sát da, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thì những loại thịt lợn còn tồn đọng chất tạo nạc rất nguy hiểm, đặc biệt là nếu sử dụng trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe, cụ thể là tim mạch, hệ tiêu hóa, và có khả năng dẫn đến tử vong.
Bộ Công An cho biết, chỉ riêng năm 2015, có hơn 20 doanh nghiệp nhập khẩu chất Salbutamol về Việt Nam với số lượng lên đến 9140kg. Trong hơn 6 tấn bán ra thịt trường thì chỉ có 10kg được sử dụng đúng quy định. Một con số quá khiêm tốn. Và số còn lại đã được bán với mục đích làm chất tạo nạc trong chăn nuôi.
Salbutamol vốn là chất dùng để điều chế thuốc để giãn phế quản, điều trị các bệnh về hen suyễn, và được cấp phép từ Bộ Y tế khá lâu. Tuy vậy, Salbutamol lại là có mặt trong danh sách chất cấm của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc). Không những FAO mà Việt Nam cũng đã cấm sử dụng chất này trong chăn nuôi từ năm 2002.
Vì khoản lợi nhuận khổng lồ, mà nhiều đơn vị không quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng, mà lách luật, nhập Salbutamol để điều chế thuốc chữa bệnh với mục đích bán ra ngoài để làm chất tạo nạc trong chăn nuôi.
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, người chăn nuôi thường pha chất này cho lợn ăn trước từ 15 ngày đến 1-2 tháng trước khi xuất chuồng. Nếu không xuất chuồng sớm, chất Salbutamol sẽ làm lợn có nguy cơ thoái hóa và chết.
Người ta sử dụng chất tạo nạc cho lợn làm từ chất cấm Salbutamol, và đầu độc con người bằng lượng thuốc độc còn tồn dư trong thịt lợn.
Theo PGS, thì chất Salbutamol và chất Clenbutarol là các chất dễ được hấp thu qua tiêu hóa, chính vì vậy, nếu ăn phải thịt có tồn đọng các chất này bao nhiêu, thì cơ thể người sẽ hấp thụ hết bấy nhiêu.
Các chất này nếu được tích lũy trong cơ thể có thể làm cơ thẻ suy nhược, nhức đầu, nhịp tim tăng nhanh, buồn nôn, xuất hiện thêm các triệu chứng tay chân run hay rối loạn tiêu hóa. Có nhiều trường hợp đã tử vong do ngộ độc các chất độc này.
Đã có một số luật quy định về việc phạt nặng các hành vi sử dụng các hóa chất trái phép trong kinh doanh và chế biến thực phẩm, hàng hóa. Tuy nhiên, với mặt hàng là các chất cấm này, thì mức phạt 70 triệu đến 100 triệu là quá ít so với lợi nhuận khổng lồ mà người ta có được khi kinh doanh trái phép này.
Các biện pháp này chưa đủ mạnh và đủ sức răn đe, thiết nghĩ cần có những quy định rõ ràng,các ràng buộc pháp lí chặt chẽ và các hình phạt thích đáng hơn cho các cá nhân, tổ chức đầu độc người tiêu dùng như thế này.
Loan Nguyễn – Thị Trường 60s – Kênh Tin tức thị trường tiêu dùng tổng hợp và nhanh nhất hiện nay
Xem thêm