Cây công nghiệp ở Tây Nguyên có nguy cơ thiếu nước
Miền Nam và Tây Nguyên đang gánh chịu một đợt hạn hán kéo dài. Chưa bao giờ đất miền Nam khát mưa đến như thế.
Từ đầu mùa, số cơn mưa tại 2 địa bàn trên chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Hầu hết là những ngày nắng gắt và nóng, làm bốc hơi nhanh lượng nước trên các ao, hồ, sông suối và các đập trữ nước.
Theo tính toán của Bộ NN&PTNT, nếu tình trạng hạn hán kéo dài đến hết tháng 3 vẫn không có mưa, thì diện tích cây trồng thiếu nước sẽ không ngừng tăng, và cuối tháng 3 là 167.000ha, trong đó, diện tích trồng cây cà phê là 152.760 ha và diện tích lúa là 14.600 ha
.
Thời tiết ngày càng khắc nghiệt, và hậu quả tác động rõ rệt lên nền kinh tế. Nếu các vựa lúa và trái cây của miền Tây năm nay mất mùa, thì các vụ lúa và cà phê của Tây Nguyên cũng đang bị đe dọa trầm trọng.
Không chỉ cây trồng thiếu nước, mà các hộ gia đình ở đây cũng đang lâm vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Và thời gian tới, đự đoán sẽ tiếp tục tăng.
Hiện nay đã có khoảng 28.300 hộ gia đình thiếu nước, nếu hạn hán tiếp tục kéo dài thì sẽ tăng têm 59.000 hộ dân khác. Các tỉnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng nhất là Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Trước những khó khăn về sinh hoạt và kinh tế tại các tỉnh Tây Nguyên, Bộ Bộ NN&PTNT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ cho các hộ dân nơi đây để đề phòng tình trạng mất mùa dẫn đến thiếu đói. Bộ đã kiến nghị hỗ trợ 3.650 tấn gạo cho 200.900 nhân khẩu các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum.
Bên cạnh lương thực thì Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn còn kiến nghị hỗ trợ kinh phí để chống hạn cho 5 tỉnh Tây Nguyên với kinh phí là 115,2 tỷ đồng trên tổng kinh phí 658 tỷ đồng cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Tây.
Mùa khô của Tây Nguyên được dự đoán sẽ kéo dài đến hết tháng 4, trong khi đó, vào thời điểm hiện tại, nước ở các sông suối đã cạn đi rất nhanh, lưu lượng chảy sụt giảm mạnh, có những nơi giảm đến hơn 90%, Một số con sông đã đạt đến mức nước thấp kỉ lục trong lịch sử.
Không những thế, nước dự trữ chứa trong các hồ thủy lợi cũng chỉ còn 30-40% dung thích, và được đánh giá thấp hơn cùng kì năm ngoái rất nhiều.
Chỉ riêng tỉnh Đắk Lắk, số hồ thủy lợi cạn nước lên đế con số 115. Còn Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum hay Đắk Nông lại có lượng nước rất thấp, từ 10 – 30 hoặc 50% dung tích dự trữ.
Loan Nguyễn – Thị Trường 60s – Kênh Tin tức thị trường tiêu dùng tổng hợp và nhanh nhất hiện nay
Xem thêm