Vừa qua, tại Tây Nguyên xảy ra tình trạng hàng loạt các loại cây trồng đột nhiên chết và mắc bệnh sau khi bà con tiến hành bón phân.
Máy đo nồng độ oxy hòa tan trong nước
Loại cây biểu hiện rõ rệt nhất đó là cây hồ tiêu rồi cà phê, những loại cây chủ lực tại vùng đất này khiến người trông lâm vào tình cảnh lao đao, tổn thất nặng nề về kinh tế. Điều đáng nói là các loại cây trồng đồng loạt bị bệnh và chết sau khi bà con tiến hành bón các loại phân mua trên thị trường.
Phân bón giả
Ông Hoàng ngụ tại huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông chia sẻ, gia đình ông có mua của đại lý phân bón trên đại bàn huyện 1 tấn phân nhãn hiệu BM001. Khi cắt túi để bón cho cây, ông phát hiện có nhiều tạp chất lổn nhổn. Ông thử lấy khối lượng phân 2kg hòa vào nước thì ngoài phân phân tan, còn đọng lại chừng 30% tạp chất gồm đủ cách loại gạch, thủy tinh, ngói, xà bẩn… chiếm tới một phần ba lượng phân.
Ông cho biết thêm, trước đó công ty chủ nhãn hiệu của dòng phân bón ông mua có về địa bàn giới thiệu, quảng cáo sản phẩm. Nghe lười quảng cáo hay, chất lượng phân tốt nên ông mua 1 tấn để bón cho cây, giá ông phải chi trả là 6.5 triệu đồng. Khi mang về tiến hành bón thì ông phát hiện tạp chất trong phân, ngay lập tức ông liên hệ với công ty và buộc họ phải hoàn lại tiền và lấy phân bón giả, kém chất lượng đó về. Nhưng công ty chỉ trả ½ số tiền phân ông đã mua, số còn lại họ lại tiếp tục bắt ông lấy 10 bao phân cũng nhãn hiệu công ty này.
Gia đình ông Hoàng còn may mắn khi ông kịp thời phát hiện tạp chất và không tiến hành sử dụng rộng rãi cho vườn cây của mình.
Đứng trước vườn cây héo úa, anh Cường tại thị xã Buôn Hồ buồn rầu cho chia sẻ với chúng tôi, gia đình anh trồng hồ tiêu đang tươi tốt với 2ha. Nhưng kể từ khi anh mua 5 tấn phân vi sinh của một công ty phân phối trên địa bàn về sử dụng. Chỉ sau đúng một ngày, toàn bộ vườn hồ tiêu của gia đình anh đã trở nên cháy xém lá và úa rụng. Anh vô cùng xót xa, đi báo cho chính quyền và gọi cho phía công ty bán phân bón.
Thiệt hại nặng nề, người dân gánh chịu
Qua trao đổi với các cấp quản lý về tình trạng trên, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đắk Rlấp (Đắk Nông) cho hay, về việc phân bón giả mà ông Hoàng phản ánh, cơ quan chức năng có kiểm tra và phát hiện trong 30 tấn thì có hơn 10 tấn chứa tạp chất. Ông này cho rằng, hiện tại nguyên nhân khiến phân chứa tạp chất được xác định là cơ sở sản xuất chưa thực hiện xay nhuyễn và trộn đều các nguyên liệu. Riêng về chất lượng phân giả hay thật thì phải có sự kiểm nghiệm của ngành công nghiệp phân bón mới có thể kết luận chính xác.
Chánh Thanh tra Sở Công Thương cũng cho rằng, khó khăn của các cơ quan quản lý là chưa có trung tâm kiểm định chất lượng các loại phân bón bán trên địa bàn. Dù nhận được thông tin người dân báo cáo lên về tình trạng sau khi sử dụng phân khiến nông sản bệnh và chết nhưng nguyên nhân cụ thể thì chưa ai xác định được rõ.
Khi các cơ quan quản lý còn đang “mơ hồ” thì người dân là người gánh chịu thiệt hại nặng nề đầu tiên.