Khi hợp tác làm ăn với Trung Quốc, vấn đề cốt lõi là phải tìm hướng giải quyết tránh rủi ro chứ không thể nói nghỉ chơi.
Máy đô nồng độ co2 trong không khí
Ngày 19.5, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ đã tổ chức hội thảo, tọa đàm “Làm sao để kinh doanh đạt hiệu quả với thị trường Trung Quốc (TQ)”.
Làm ăn kiểu… “lạ đời”
Qua theo dõi thị trường trong vòng 2 năm trở lại đây, dặc biệt ba tháng đầu năm nay, TS Võ Hùng Dũng – GĐ VCCI Cần Thơ cho biết ông thấy ngạc nhiên về sức tăng trưởng của thị trường TQ khi nhập khẩu các nhóm hàng nông sản của khu vực ĐBSCL như trái cây, lúa gạo, tôm, cá tra. Đặc biệt cá tra là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của TQ tại nước ta hiện nay.
Ty nhiên, ông Dũng nhận xét: “Chúng ta hợp tác với TQ nhưng không am hiểu về thị trường này cũng như tập quán và hành vi của người TQ”.
Đại diện Sở Công Thương Long An đưa ra vấn đề nhức nhối khi làm ăn với thương lái TQ mà theo vị này là “làm ăn chộp giật”. Đó là khi đàm phán, thương lái TQ trả giá gạo cao nhưng khi hàng chuyển đến biên giới, họ lấy muôn vàn lý do như giá trong nước đang giảm để ép DN Việt phải hạ giá thấp, nếu không sẽ hủy đơn. Khi đó, DN Việt ở thế “tiến thoái lưỡng nan”. Vận chuyển gạo từ miền Tây tới biên giới, chi phí tốn kém quá lớn không thể ngược dòng trở về. Do đó, đành bấm bụng bán giá thấp cho xong.
Ông Phong, một đại diện cơ sở chuyên xuất bưởi da xanh Bến Tra cho biết, năm 2016 ông liên tục tiếp đoàn thương lái TQ sang tham quan, tìm hiểu. Có lúc có đối tác đặt một, hai container nhưng yêu cầu bưởi non chứ không phải bưởi chín. Ông đã kiên quyết từ chối. Hoặc có thương lái yêu cầu dán tem có hình bản đồ nhưng không có Hoàng Sa và Trường Sa. Ông cũng quyết không làm.
Không thể nói… nghỉ chơi
Từ kinh nghiệm hợp tác, giao thương với TQ, ông Lại Khắc Chiến, GĐCN chế biến và XNK lương thực Đồng Tháp chia sẻ hai vấn đề nhằm tránh rủi ro. Đó là cần sòng phẳng, minh bạch thông tin tránh tranh chấp và phương thức thanh toán phải thông qua ngân hàng. Chắc chắn nhất là mở L/C (tín dụng thư) không hủy ngang. Hoặc phải cọc trước 20% giá trị hàng. Khi đó, hàng có đến biên giới nếu phía TQ gây khó dễ thì DN Việt đã nhận 20%, họ không thể “xù” hàng.
Ông Chiến cũng nhấn mạnh: “Chính DN Việt cũng phải giữ chữ tín thì mới buộc đối tác TQ làm ăn nghiêm túc được”.
Ông Phong chia sẻ: “Làm ăn với TQ phải sòng phẳng tiền bạc. TQ phải cọc 50% đơn hàng và phải giao đủ tiền xe mới lăn bánh”.
Tuy vậy, chuyên gia Phan Chánh Dưỡng cho rằng với trường hợp ứng biến của ông Phong là tốt. Tuy nhiên đó chỉ là thủ chặt để bán hàng. Còn để hiệu quả khi khai thác thị trường, chúng ta nên theo quả bưởi da xanh sang TQ xem nó đi đến đâu, qua khâu nào mới tới người dùng. Rồi mời DN TQ sang tham quan, làm việc sẽ cho lợi nhuận nhiều hơn.
Đồng thời, ông Dưỡng cũng nhận định, làm ăn với TQ phải tìm cách giảm rủi ro chứ không phải nay đang làm, mai nói nghỉ chơi được. Do đó, DN Việt không tìm hiểu kỹ thị trường TQ, chỉ dựa vào ràng buộc tiền cọc thì sẽ thường xuyên rơi vào bẫy thiệt hại.
Ông Dưỡng chia sẻ: “Tôi biết các công ty lớn TQ không trực tiếp mua hàng VN. Chủ yếu là các thương nhân qua chơi, thấy mặt hàng đang hot, có thể kiếm lời chênh lệch giá nên nhào vô. Họ tự xưng là doanh nhân khiến chúng ta khổ sở vì kiểu doanh nhân này. Bởi họ mua rồi tùm cách đẩy qua biên giới. Khi hàng không còn hút thì ngưng lại trong khi DN Việt lại không tiếp cận được với doanh nhân thực sự, do đó không bán được hàng. Tình hình cứ lặp đi lặp lại”.