- “Đông Nam Á” đế chế mới của ngành Công nghiệp dệt may
- Biện pháp phòng vệ tạm thời trong ngành thép được thông qua
- Ngành khai thác khoáng sản “trốn thuế”
- Chính sách ưu đãi cho các dòng xe công Việt Nam
Theo báo cáo nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp Nhựa Thái Lan đang đổ xô vào thị trường Việt Nam. Vượt qua những đối thủ nặng kí trong ngành như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan đang dần thâu tóm thị trường nhựa của nước ta
Theo như hiệp hội Nhựa Việt Nam, ngành Nhựa của chúng ta đang đứng trước nguy cơ bị thâu tóm rất lớn, đặc biệt chúng ta phải đối mặt với một đối thủ lớn mạnh trong ngành là Thái Lan. Lấy lí do là chung vốn để phát triển nhưng thật ra Thái Lan đang muốn thâu tóm và chiếm lĩnh thị trường Nhựa của nước ta
Dựa dẫm để tái cơ cấu
Mặc dù chúng ta không thể biết chính xác có bao nhiêu doanh nghiệp đã về tay Thái Lan vì hơn 99,8% doanh nghiệp Nhựa của chúng ta là doanh nghiệp tư nhân, bên cạnh đó có tỉ lệ góp vốn cũng không cố định gây khó khăn cho việc xác định. Tuy nhiên theo một số thông tin thì doanh nghiệp nhựa hàng đầu của Thái Lan SCG đã bỏ vốn vào hơn 20 doanh nghiệp của ta. Năm 2015 SCG đã mua hơn 80% cổ phần của công ty nhựa Tín Thành (là một công ty trong top đầu của ngành Nhựa bao bì), hơn thế nữa SCG cũng góp vốn vào 4 doanh nghiệp khác như: Liên doanh Việt – Thái Plastchem, Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Chemtech và Vật liệu nhựa Minh Thái.
Không dừng ở đó, SCG cũng góp hơn 20% cổ phần tại công ty nhựa Bình Minh, gần 25% cổ phần công ty nhựa Tiền Phong. Nếu SCG tiếp tục tăng cổ phần góp vào hai công ty này thì không bao lâu sau ngành nhựa Việt Nam sẽ chịu sự chi phối hoàn toàn của SCG vì hiện nay Bình Minh và Tiền Phong là hai doanh nghiệp nắm 50% của phần của toàn ngành Nhựa nước ta.
Với tham vọng sẽ thâu tóm toàn ngành Nhựa nước ta, hiện nay SCG và nhiều doanh nghiệp Thái Lan đang tiếp tục thâu gom cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp Việt. Một số doanh nghiệp Thái đã trực tiếp lên tiếng muốn mua lại những cổ phần mà nhà nước sẽ thoái vốn lại cho các doanh nghiệp trong năm 2016
Ông Trần Việt Anh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Nam Thái Sơn, Phó Chủ tịch Hội Cao su – Nhựa TP HCM – cho biết Việt Nam hiện nay có trên 3.000 doanh nghiệp Nhựa, doanh thu đạt hàng năm là trên 250.000 tỉ đồng/năm. Vì đặc thù của ngành Nhựa nên hiện nay trên 99,8% doanh nghiệp Nhựa là doanh nghiệp tư nhân và cổ phần. Trong đó có gần 100 doanh nghiệp lớn, chiếm phần lớn cổ phần trong toàn ngành, vì thế mộng của Thái Lan là thâu tóm được 100 doanh nghiệp trong top này để độc quyền toàn ngành
Theo ông Việt Anh, các doanh nghiệp Thái Lan có thể nhanh chóng thâu tóm, mua số lượng lớn cổ phần của các doanh nghiệp Nhựa của ta ngoài yếu tố các doanh nghiệp Thái có tiềm lực về kinh tế, chịu chi mạnh thì một yếu tố khách quan từ phía ta là các doanh nghiệp của ta không tự tin trong cạnh tranh, lo sợ trước những thách thức, không có đội ngũ kế thừa tiềm lực. Ngoài ra với tình hình khó khăn chung của toàn ngành kinh tế thì gần đây các doanh nghiệp nước ta có biểu hiện đuối sức, năng lực sản xuất giảm sút, doanh thu và hợp đồng đầu ra cũng theo đó mà giảm theo. Đứng trước tình hình này các doanh nghiệp Việt Nam phải lựa chọn giữa việc bán cổ phần-hay phá sản.
Lợi thế hội nhập bị nước ngoài lợi dụng
Ông Hồ Đức Lam – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Nhựa Rạng Đông, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho rằng các doanh nghiệp Thái Lan ồ ạt góp vốn, mua cổ phần ở các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc Việt Nam là một thị trường tiềm năng béo bở, có nguồn lực lao động dồi dào thì nguyên nhân chính vẫn là Việt Nam vừa kí kết các hiệp định thương mại mới (TPP), nó sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ta mở rộng giao thương với nhiều nước trên thế giới, có được một thị trường đầu ra vững bền.
Mặc dù là nước đang phát triển và gặp phải những khó khăn nhất định song tốc độ phát triển ngành nhựa nước ta khá là khả quan khi mà tốc độ tăng trưởng 15%-17%/năm. Bên cạnh đó mức tiêu thụ nhựa hiện nay của nước ta là 41kg/người/năm, thấp hơn nhiều so với thị trường châu Âu là 100kg/người/năm những lại ngang bằng so với mặt bằng chung của thế giới là 46kg/người/năm.
“Nhiều nhà đầu tư Thái đang ồ ạt tấn công vào thị trường Việt Nam, trong đó tập chung nhiều vào ngành hàng Nhựa và Dệt may. Mặc dù là các doanh nghiệp đi chinh chiến ở thị trường nước ngoài nhưng các doanh nghiệp Thái Lan rất đồng lòng, họ liên kết với nhau trong toàn bộ khâu sản xuất ở các nhà máy chính vì vậy hiệu quả sản xuất rất cao. Ngoài ra với lợi thế là doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế hơn nên họ o ép các doanh nghiệp của ta. Nhiều công ty lớn trong ngành của ta không trụ vững với sự cạnh tranh này nên đã nhanh chống về tay các doanh nghiệp Thái. Còn những những nghiệp khá hơn tí thì vẫn đang ngày ngày gồng mình lên để cạnh tranh với doanh nghiệp Thái, họ gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ thua thiệt, bị đẩy ra khỏi sân chơi hội nhập này” ông Lam nhìn nhận
Theo nhiều nhận định, doanh nghiệp Thái Lan và doanh nghiệp Việt Nam không có sự chênh lệch về trình độ công nghệ kỹ thuật, doanh nghiệp Thái cũng chưa phổ biến công nghệ hiện đại vào các doanh nghiệp mà họ góp vốn. Thực tế, hiện nay các doanh nghiệp ngoại có 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 15%, tuy vậy họ lại chiếm đến 40% tổng vốn đầu tư toàn ngành. Như thế ta có thể thấy được dù nhiều hơn về số lượng những chúng ta đều là những doanh nghiệp nhỏ lẻ, cổ phần ít và không có tiếng nói trong ngành.
“Trong khi đó năm 2016, nhà nước ta sẽ thoái lại vốn cho các doanh nghiệp tư nhân, điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Thái nhanh chóng thâu tóm toàn ngành Nhựa nước ta. Bên cạnh yếu tố có tiềm lực về kinh tế, các doanh nghiệp Thái Lan còn được tạo điều kiện để vay ưu đãi từ nguồn vốn chính phủ ở nước họ, có những khoản vay chỉ chịu mức lãi suất 1%, thậm chí là lãi suất 0%. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ta phải chật vật đi vay với những khoảng vay lãi suất từ 6%-7%. Như vậy có thể thấy được việc chúng ta khó lòng mà cạnh tranh được với doanh nghiệp Thái” ông Việt Anh so sánh.
Để giải quyết và khắc phục tình hình đó, Hội Cao su – Nhựa TP HCM đã đề xuất Thành phố nên quy hoạch một khu công nghiệp cho ngành nhựa, ở đó sẽ tập chung nhiều công ty trong ngành, họ sẽ hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong sản xuất để giảm thiểu tối đa mức chi phí bỏ ra, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các doanh nghiệp Thái. Bên cạnh đó ông Việt Anh còn gửi đơn kiến nghị chính phủ áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất vay cho các doanh nghiệp Việt Nam để họ có cơ hội cạnh tranh công bằng, giảm áp lực tài chính, dồn sức lực để cạnh tranh với doanh nghiệp Thái Lan.
Kieutruc