Điện Biên đang vào mùa thu hoạch cà phê Arabica. Năm nay cây cà phê cho vụ mùa bội thu, giá cà phê cũng tăng cao và đầu ra ổn định. Thế nhưng người nông dân nơi đây đang “khóc ròng” tiếc nuối với nỗi buồn ai thấu.
Không kịp chờ đợi niềm vui
Thủ phủ cà phê của Điện Biên – huyện Mường Ảnh hiện đang phủ chừng 2.000ha cà phê. Thời điểm cách đây 4 năm, tổng diện tích cà phê gấp đôi hiện nay, khoảng 4.000ha.
Tuy nhiên vào thời điểm độ phủ cà phê rộng lớn nhất thì nó không phát huy được giá trị hiệu quả kinh tế. Người trồng theo đó khốn khó với giá cả thấp, đầu ra bấp bênh và thu không đủ bù chi. Mòn mỏi chờ đợi không được, nhiều hộ trồng cà phê đã chặt bỏ và thay thế bằng các cây trồng khác như sắn, ngô.
Cây cà phê Arabica cũng đòi hỏi nhiều công chăm bón đầu tư mới cho năng suất và hiệu quả cao. Cùng với đó quá trình thu hái cũng tốn chi phí thuê nhân công. Đặc trưng của loại cà phê này là chín không đồng đều, thu hái nhiều đợt và đảm bảo một số nguyên tắc kỹ thuật. Theo đó nhân công cũng không đạt năng suất lao động cao nên nguồn thu cũng bị ảnh hưởng nên họ không mặn mà. Nếu tăng chi phí nhân công thì chủ vườn lại thiệt hại khi chi phí đội lên cao.
Cùng với đó giá cả mỗi vụ cà phê không như mong đợi, điện khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa” thường xuyên tái diễn khiến các hộ trồng cà phê luôn trọng tình trạng thấp thỏm lo âu. Do đó không ít nông dân không kiên trì đã chặt cà phê thay thế bằng cây trồng khác.
Cà phê – Cây mũi nhọn của huyện
Thực tế khi loại cây này chưa chứng tỏ được hiệu quả kinh tế để người trồng gắn bó nhưng Mường Ảng vẫn kiên định chú trọng phát triển. Huyện đã coi cà phê là cây mũi nhọn trong chiến lược phát triển.
Cũng phải nhìn nhận khách quan, cây trồng này trong 20 năm qua đã mang đến giá trị không hề nhỏ cho người lao động. Cà phê Mường Ảng đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.
Theo chia sẻ của đại diện huyện Mường Ảng cho biết giá trị mang đến cho người lao động của cây cà phê Arabica rất lớn, khó có dự án nào đạt được. Nhờ cây cà phê mà người lao động có cuộc sống ổn định, mỗi năm cây cà phê mang lại thu nhập cho người lao động từ 50-60 tỷ đồng.
Hiện nay diện tích cà phê toàn huyện ước đạt 2.100ha cho sản lượng chừng 2.500 tấn cà phê thóc, tức khoảng 13.000 tấn cà phê tươi. Với công hái 2.5000đ/kg tươi thì thu nhập người lao động đạt hơn 30 tỷ, chưa tính thu nhập trong thời điểm chăm sóc.
Tuy nhiên vấn đề hiện tại làm sao để người trồng có thể duy trì cây cà phê và người lao động có thu nhập ổn định chính là đầu ra của cây cà phê. Đầu ra phải đảm bảo giá trị tương xứng giá trị của nó.
Nhiều năm qua phía huyện đã tổ chức không ít các đoàn công tác đi tìm hiểu, giao lưu, quảng bá, xúc tiền thương mại, tìm cơ hội mở rộng hợp tác với đối tác thu mua, đầu tư cà phê. Nhưng khó khăn lớn nhất gặp phải là vùng nguyên liệu chưa đủ để đặt riêng một nhà máy tại vùng. Còn vận chuyển ra bên ngoài thì đường xá xa xôi, chi phí đội cao nên không nhiều doanh nghiệp mặn mà quan tâm.
Trong nhiều năm, đầu ra của cây cà phê Mường Ảng vẫn luôn là vấn đề đau đầu. Trong lúc nguy khó, hiện đã có công ty đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê trên địa bàn Mường Ảng chuẩn bị đi vàn vận hành, ổn định đầu ra cho cây cà phê.
Thế nhưng đến lúc này nhiều người dân đã chặt đi hàng ngàn hecta cây cà phê. Nên vụ mùa này dù cà phê được mùa, được giá, ổn định đầu ra không phải lo lắng thì người nông dân đã lỡ chặt cà phê chỉ biết “khóc ròng” tiếc nuối.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Mốt “cây nhà lá vườn” lên ngôi – Cành cà phê được chị em ưa chuộng
+ Tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe với hải sản đóng hộp xuất xứ Trung