- Ngành khai thác khoáng sản “trốn thuế”
- Chính sách ưu đãi dành cho các dòng xe công Việt Nam
- Việt Nam thay thế Trung Quốc trở thành trung tâm công nghiệp thế giới
- Các công ty thép Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phá sản
Trước những khó khăn của các Công ty thép Việt Nam đang đứng trên bờ vực phá sản cùng với sức ép của các doanh nghiệp trong ngành, Bộ Công Thương đã đưa ra quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ tạm thời đối với ngành phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam
Theo thông tin từ các cơ quan chức năng cho biết vào ngày 7/3/2016, sau một quá trình điều tra và thu thập thông tin có liên quan cùng với khiến nghị của một số doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định số 862/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp phòng vệ tạm thời đối với ngành phôi thép và thép dài Việt Nam.
Theo đó nội dung của biện pháp tự vệ tạm thời bao gồm những ý chính sau đây:
Thứ nhất, biện pháp tự vệ tạm thời áp dụng thu mức thuế tương đối là 23,3% đối với phôi thép và 14,2% đối với thép dài.
Thứ hai, thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là 200 ngày kể từ ngày quyết định được ban hành từ chính phủ.
Thứ ba, nếu các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ các nước kém phát triển và số lượng các sản phẩm nhập khẩu của họ không vượt quá 3% số lượng các sản phẩm bị điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời thì sẽ không phải áp dụng biện pháp phòng vệ tạm thời.
Cùng đó trong thông báo gửi đi, Bộ Công Thương cho biết nếu biện pháp tự vệ tạm thời không sớm được áp dụng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và toàn ngành thép Việt Nam nói riêng, biểu hiện là các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với các mặt hàng thép giá rẻ của Trung Quốc. Nếu bây giờ không áp dụng biện pháp này thì sau này sẽ rất khó để khắc phục những hậu quả “tràn lan” của việc hàng giá rẻ nhập khẩu vào Việt Nam
Hậu quả chúng ta có thể thấy được trước tình trạng thép giá rẻ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam là con số thị phần, lợi nhuận, công suất, nhân công, và sự gia tăng hàng tồn kho năm 2015 tăng cao so với năm 2014. Và theo dự đoán nếu chính phủ không có biện pháp ngăn chặn tình trạng này thì tình hình này sẽ tiếp tục tiếp diễn và có thể còn tăng cao hơn rất nhiều so với năm 2015.
Đứng trước tình hình khó khăn này, các doanh nghiệp thép Việt Nam như: Công ty CP Thép Hòa Phát, Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty CP Thép Việt Ý đã chung tay gửi kiến nghị lên chính phủ để sớm có biện pháp giải quyết vấn đề. Chính vì vậy ngày 25/12/2015, Bộ Công Thương đã cho ban hành quyết định số 14296/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với các mặt hàng phôi thép và thép dài Việt Nam.
Để đưa ra quyết định cuối cùng về việc áp dụng biện pháp phòng vệ tự vệ, các cơ quan chức năng phải điều tra và nghiên cứu kĩ lưỡng các thông tin liên quan.
Vào ngày 30/12/2015, cơ quan điều tra đã gửi Bản câu hỏi điều tra cho các bên liênquan, một bên là các doanh nghiệp đứng ra kiến nghị, một bên là các doanh nghiệp không đồng ý với việc áp dụng biện pháp tự vệ này. Thời hạn để các doanh nghiệp có thời quan tìm hiểu và trả lời bản câu hỏi điều tra mà cơ quan chức năng đã cung cấp là 30 ngày (tức là trước 17h ngày 29/1/2016)
Sau khi có được thông tin ở bản câu hỏi điều tra từ các bên liên quan, cơ quan chức năng sẽ trực tiếp làm việc một lần nữa với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự trong ngành thép và các mặt hàng cạnh tranh trực tiếp với ngành để đưa ra quyết định cưới cùng vào ngày 7/3/2016 vừa qua.
Kieutruc