Đam mêm với ngành chăn nuôi thú y và đã có kinh nghiệm trực tiếp nhiều năm làm trang trịa nuôi lợn nái, vị chủ tịch xã Ngọc Việt (Bắc Giang) đã có những bí kíp trong xử lý nước thải chăn nuôi và thậm chí nếu thích, ông hoàn toàn có thể biến nước thải tại chuồng lợn thành nước pha trà, uống được.
Máy đo nồng độ oxy hòa tan trong nước
Đam mê với chăn nuôi
Trang trại lợn nái của vị chủ tịch này có lúc đầu tư hàng trăm con nhưng hầu như không hề có chút ảnh hưởng tiêu cực nào tới môi trường. Ông đã triệt tiêu mọi nguồn phân, nước thải trong chăn nuôi.
Đặc thù của lợn nái là phân khô nên ông thuê nhân công phơi khô và bán cho các đơn vị phân bón trồng rau sạch. Nước thải trong rửa chuồng được ông xử lý qua 4 lần hầm biogas, mỗi hầm 50m3. Tiếp tục nguồn nước lọc qua hầm biogas nữa với dung tích 3.000m3. Nước thải tại đây được xử lý qua môi trường yếm khí của 5 hầm đã sinh ra gas.
Nước qua biogas lại tiếp tục tới 2 bể lắng và bể sinh học. Rồi tiếp tục tới 4 bể lọc đổ đầy vỏ trấu theo hình ziczac.
Tới đây, nước thải chăn nuôi đã hoàn toàn không còn cặn bã cũng như gây ô nhiễm, có thể dùng nuôi cá trong ao, rồi nước mới ra môi trường.
Ông chia ẻ, việc sử dụng vỏ trấu lọc nước thải hiệu quả cao hơn bất kỳ phương thức nào. Vỏ trấu khe thoáng, lọc cặn sạch lại tiết kiệm chi phí bởi chừng gần nửa năm ông mới thay trấu một lần. Sau đó, trấu lại được tái sử dụng bón cho cây giúp cây sinh trưởng không sâu bệnh, đạt năng suất và an toàn.
Khí gas trong hầm được đốt hết và bã thì tưới cho vườn cây cho hiệu quả cao.
Đồng thời vị chủ tịch cũng tự tin chia sẻ, nếu thích ông hoàn toàn có thể biến nước thải nuôi lợn thành nước pha trà. Khi đó chỉ cần dùng thêm một bước lọc với than hoạt tính là hoàn toàn có thể uống mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào.
Để đạt được quá trình chăn nuôi không gây ô nhiễm này, vị chủ tịch đã dày công nghiên cứu các mô hình chăn nuôi lợn công nghiệp trên quy mô lớn.
Tại địa bàn xã Việt Ngọc, các trang trại chăn nuôi phát triển với quy mô lớn. Do đó, kéo theo áp lực ô nhiễm đề nặng lên môi trường sinh thái. Nhiều trang trại đã ứng dụng hình thức bể lọc để tách riêng phân và nước thải nhằm tận dụng hiệu quả nguồn phân khô, bán cho vùng trồng rau. Nước thải của chăn nuôi lại được tận dụng và lọc sạch sẽ qua các bể lắng và hầm biogas, đưa ra môi trường trở thành nguồn nước tưới dồi dào, an toàn cho cây trồng, nâng cao đáng kể năng suất cây trồng và giảm chi phí sản xuất, cho hiệu quả kinh tế cao.
Khi sử dụng nguồn nước thải này tưới cho cây trồng rất tốt, cây không bị héo, không xót như tưới trực tiếp nước thải từ chuồng trại. Hơn thế, được tưới nguồn nước sạch, cây trồng không bị lây nhiễm bệnh, không ốm yếu, quặt quẹo, cây đều, cho năng suất cao.
Với những mô hình kinh tế hiệu quả này cần được nhân rộng ra những khu vực chăn nuôi đang chịu áp lực nặng nề về ô nhiễm như hiện nay.