Trước thực trạng nhu cầu thịt heo trong đời sống ngày càng tăng như hiện nay có thể nhu cầu sản xuất không đáp ứng kịp. Đặc biệt hiện việc chăn nuôi gia súc đã gây ô nhiếm và tiêu tốn tài nguyên nên các nhà khoa học sẽ không ngồi yên. Đặc biệt hiện việc nuôi heo đã gần như tới ngưỡng trong sử dụng chất tăng trọng.
Máy đo nồng độ oxy hòa tan trong nước
Trước thực trạng đó, nhóm các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) đã thực hiện đề tài nhằm chỉnh sửa gen của heo để chúng có thể tăng khối lượng cơ bắp, cho sản lượng thịt cao hơn.
Heo cơ bắp như lực sỹ
Những thí nghiệm về tăng cơ bắp đã từng được thực hiện thí điểm trên nhiều loài vật. Nhà di truyền học Se-Jin Lee (Mỹ) đã thành công khi khiến cơ bắp chuột tăng trưởng gấp đôi thông thường vào năm 1997. Từ phát kiến này một số nhà khoa học cũng thử nghiệm trên bò nhưng theo cách khiến tế bào cơ bắp nhân lên do vậy khối lượng cơ bắp của bò chỉ tăng thêm 40%.
Tuy nhiên hạn chế trong quá trình thực hiện gặp phải khi thực hiện ở quy mô lớn bởi bò con quá to nên bò mẹ gặp rắc rối trong sinh đẻ; tốn công chăm và một chế độ ăn uống hết sức tốn kém mới cho trọng lượng tối đa.
Từ đó các nhà nghiên cứu của Hàn Quốc đã chọn cách nhanh nhất chính là chỉnh sửa gen MSTN. Nguồn gen đóng vai trò chính trong mã hóa myostatin. Nguồn protein này kiểm soát và ức chế sự phát triển của cơ bắp.
CHỉnh sửa gen để hạn chế myostatin được sản xuất ra nên cơ bắp không còn sự kiểm soát nên heo có thể tự do phát triển cơ bắp gấp đôi thông thường, phương thức này có vẻ an toàn hơn là cấy từ vật khác vào heo.
Thí nghiệm này thành công trên 30 con heo và tinh trùng của heo “lực sỹ” này dự kiến sẽ xuất đầu tiên sang Trung Quốc, nơi nguồn thịt lợn đang vô cùng khan hiếm và tiến tới các nước khác.
Biến đổi gen của heo sẽ là thành tựu hay hiểm họa?
Hiện nhiều nước trên thế giới cấm lưu hành các sản phẩm biến đổi gen bởi họ e ngại về nguồn gốc chất lượng của các sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Đồng thời nhiều tổ chức cũng lên án vấn đề này về đạo đức khi khiến con vật phải tăng trọng quá đáng, trái ngược tự nhiên. Họ nhận định đây là sản phẩm của sự dị biệt và ác mộng khi mầm bệnh tiềm ẩn ngay ở những chú heo mới sinh ra. Bởi trong số 30 con heo được thí nghiệm chỉ có duy nhất 1 con là khỏe mạnh.
Do vậy, thí nghiệm khoa học này vẫn còn khá nan giải khi mong muốn ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn.
Vừa qua, cộng đồng mạng đã “dậy sóng” chỉ trích khi những con heo cơ bắp được đăng tải và chúng được nuôi từ người nông dân Campuchia kiếm lời từ heo biến đổi gen.
Nhiều người chỉ trích vì con heo có thân hình quá khổ khiến nó không thể đứng vững bằng chân của mình.
Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp Quốc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã thống kê nhu cầu tiêu thụ thịt sẽ tăng bình quân từ 34kg/người (2014) lên 35.5kg/người (dự kiến 2024) và thịt heo chiếm giữ 40%.
Tại Việt Nam, nhu cầu thịt cũng tăng từ 3.5 triệu tấn (2013) lên 3.6 triệu tấn (2014) và ước lên 4.5 triệu tấn (2019).