Chỉ cái Bản nhỏ xíu mà lần lượt năm trường hợp phụ nữ bị xảy thai do nghi ngờ nguyên nhân từ thuốc diệt cỏ là Lò Thị Nhom, Lò Thị Thắm, Lù Thị Dung, Hoàng Thị Hương, Lường Thị Vân.
Kit thử nhanh an toàn thực phẩm
Hương ước… cấm thuốc độc!
Các vật tư nông nghiệp như giống cây, phân bón được người bán cho nông dân trả chậm dạng nặng lãi thì thuốc diệt cỏ, một loài thuốc độc có giá rất rẻ. Cộng với không giải thích cặn kẽ mà thổi phồng tác dụng của chúng để bán được nhiều hàng càng khiến nông dân lạm dụng.
Tại Sơn La, thống kê cho thấy thuốc BVTV được dùng tăng cao. Năm 2010 chừng 58.000kg, năm 2016 vọt lên chừng 287.000kg tương đương mỗi ha đất tưới đẫm 1-2 kg thuốc độc, tỷ lệ hòa tan cao gấp chục, trăm lần.
Bình thường theo khuyến cáo, mỗi ha chỉ dùng 1kg thì người dân tự ý tăng lên gấp đôi. Cộng thêm khi có lệnh cấm, các công ty BVTV muốn đẩy hàng tồn lại hạ giá sản phẩm càng khiến người dân dùng nhiều hơn.
Trong bối cảnh thuốc độc đang tràn lan bao phủ núi đồi Sơn La thì đã có một bản làng thức tỉnh với hương ước “cấm thuốc độc”. Đó là bản Ngùa, bản người Thái với 153 hộ có chừng 700 nhân khẩu thuộc xã Chiềng Pằn, Yên Châu.
Già làng Giường Văn Chựa nói nôm na “Đất cần cỏ cây, xưa cắt cỏ ủ phân, nay diệt hết cỏ, đất cũng hết màu. Thuốc diệt cỏ chính là nguyên nhân chúng tôi nghi đã gây ra những vụ sảy thai liên tiếp trên địa bàn. Cộng nguồn nước ăn của bản ở Hua Đán nếu phun thuốc sẽ không còn dùng được…”.
Nói thì dễ nhưng ra được hương ước cấm là cả hành trình gian nan. Trưa, ông cũng không ngần ngại dẫn tôi đi xem hành trình “chết chóc” của thuốc diệt cỏ. Chính Vì Thị Hoàng, con dâu trưởng bàn Lò Văn Hùng là điển hình. Con trai ông lấy vợ là cô gái xinh đẹp người Xinh Mun nên phải ở rể bên bản Tả Bàng (xã Loóng Phiêng). Ngày ngày hai vợi chồng làm nương và phun thuốc diệt cỏ. Hai lần mang thai là hai lần sinh non và con Hoàng lần lượt chết.
“Thuốc diệt cỏ không mùi, như không khí nên không ai biết mà tránh đâu”, Hoàng tâm sự. Quá sợ hãi, ông trưởng bán phải kéo con dâu về, cấm không cho phun thuốc mới sinh được thằng cháu đủ tháng, ngày, khỏe mạnh.
Chỉ một bản mà năm trường hợp xảy thai, trường hợp Lò Thị Thắm chỉ phụ chồng đổ thuốc và nước hòa vào bình cũng bị.
Thấy thuốc độc đang ăn mòn thế hệ cháu chắt nên hội đồng bô lão, trưởng bản Ngùa xin hợp bổ sung cấm vào hương ước. Ban đầu chỉ ½ người tham dự rồi kịch liệt phản đối vì tính tiện dụng của thuốc. Nhiều người lý luận Nhà nước không cấm, cớ sao bản mình cấm, tự làm khó dân.
Phải giải thích nhiều, về hậu quả với đời con, đời cháu… để thuyết phục. Phân tích vệ vụ ngộ độc…
Hương ước lập năm 2012, có những người vẫn lén lút làm và bị kiểm điểm, rồi họ cũng nhận lỗi.
Còn chưa hết nỗi lo!
Từ ngày bản Ngùa cấm thuốc diệt cỏ, số vụ sảy thai giảm hẳn nhưng bản khác vẫn còn phun. Lượng Thị Vân, nạn nhân kể, em đi qua nương ngô phun thuốc, về bị ngứa, gãi khiến sưng mủ, khó thở phải đi truyền nước giải độc. 1 tuần sau bị ra máu, đi khám mới biết cái thai hai tháng bị lưu (đó là năm 2015). Đến năm vừa qua, Vân đi qua nương mía mới phun thuốc, không ngứa ngáy gì nhưng 2 tuần sau lại ra máu và đi khám thì thai 4 tháng đã lưu. Xét nghiệm cho thấy Vân bị nhiễm độc. Bác sĩ khuyên 1 năm nữa mới nên có thai lại.
Bác sỹ tại Trung tâm y tế huyện cho hay, mỗi năm anh khám chừng 10 ca bệnh nhiễm độc thuốc trừ cỏ cấp cứu, chỉ 1/3 còn sống sót. Những ai uống thuốc trừ cỏ sẽ cháy thực quản, mồm miệng lở loét, suy gan, suy thận, suy tim, suy hô hấp, đau đớn đến chết.
“Phụ nữ tiếp xúc với thuốc diệt cỏ nguy cơ sinh ra con quái thai”, bs. Quyết cho hay.
Những người mang thai, vết thương hở tiếp xúc với thuốc trừ cỏ sẽ khó thỏ, phát ban, huyết áp thấp, mạch nhanh, dễ tưởng nhầm là bị say nắng. Nhiều người nhiễm độc ngẫu nhiên như đi chăn bò qua vùng mới phun thuốc cũng bị.
Thường chẳng ai tử vong ngay nhưng ảnh hưởng âm ỷ, sinh con dị dạng như Lường Thị Hảy đẻ ra đứa trẻ không đầu, không tay chân, tròn như quả bí còn trường hợp khác bị xảy thai. Nhiều trường hợp mờ mắt, chàm mãi không khỏi… cũng do tiếp xúc với thuốc.