Đầu năm đã diễn ra tình trạng giá chuối giảm mạnh do diện tích tăng vượt quy hoạch và phải “giải cứu”. Những tưởng người dân sẽ thận trọng hơn nhưng không thể ngờ, diện tích trồng chuối chẳng bớt đi mà đột ngột tăng cao theo sự mô hồ, ảo vọng của người dân.
Máy đo nồng độ oxy hòa tan trong nước
Phá tiêu, thay chuối
Khu vực Cây Gáo, Thanh Bình, nơi chuyên canh chuối lớn nhất huyện Trảng Bom (Đồng Nai), đầu năm vừa qua người trồng chuối đã “khóc ròng” khi chuối chín chẳng có ai mua, đổ cho dê, bò ăn.
Sau lần “bết bát” ấy, chẳng phải là cây gì khác thay thế, vẫn bạt ngàn những rẫy chuối, đa phần chuối già cấy mô cho xuất khẩu. Vùng này có hai cây trồng chủ lực là hồ tiêu và chuối.
Ông Chi (Cây Gáo) vừa phá đi 2 mẫu tiêu già và liền thay mới là toàn bộ chuối.
Ông cho rằng cây này chi phí đầu tư thấp, thời gian ngắn, ít sâu bệnh và ít công chăm sóc.
Nên may mắn thì chuối được giá nên ông làm chuối dù không biết tương lai thế nào.
Nhiều hộ gia đình cũng chọn cách làm như ông Chi nên diện tích cây trồng này chẳng ngừng tăng lên. Riêng Cây Gáo diện tích tăng 10ha và Thanh Bình con số lên tới 40ha. Cả huyện Trảng Bom có tổng 414ha, tăng 132ha so cùng kỳ năm trước.
Huyện đã tuyên truyền nhấn mạnh người dân cần cẩn trọng không tăng diện tích chuối tránh tình trạng dư thừa nhưng cũng không hiệu quả.
Trồng theo tự phát
Với loại chuối già cấy mô này rộ chín dịp sau Tết và dải rác từ 2-3 tháng. Thị trường tiêu thụ mạnh loại chuối này là thương lái mua bán sang Trung Quốc.
Vụ chuối đầu năm nay người dân cần “giải cứu” bởi chẳng có người mua, phía Trung Quốc ngưng hoặc mua nhỏ giọt nên chuối chín đầy vườn chỉ cho bò, dê ăn. Thị trường trong nước thì chẳng ai dùng chuối này.
Bài học xương máu chẳng phải với chuối mà với hàng loạt loại cây, con khác với Trung Quốc, với thương lái vẫn còn nguyên nhưng thay vì cảnh giác thì người dân vẫn tiếp tục mạo hiểm,gia tăng diện tích chuối dù chưa biết cuối năm thị trường sẽ ra sao.
Chủ tịch Hội nông dân xã Cây Gáo vô cùng lo lắng bởi năm ngoái phải huy động toàn lực, phía doanh nghiệp “giải cứu” nhưng năm nay diện tích chẳng giảm mà còn tăng mạnh trong khi chưa biết tương lai ra sao.
Được coi là vùng chuyên canh chuối lớn nhất tỉnh nhưng phương thức canh tác chuối tại Trảng Bom vẫn theo cách tự phát, không tuân thủ quy tắc, chuẩn mực nào.
Ông Quang, Phó chủ nhiệm Tổ hợp tác trồng Chuối Thanh Bình cho rằng, chuối Đồng Nai khá nhiều lợi thế, tuy nhiên việc làm tự phát đã khiến cây trồng này không phát huy hết lợi thế, tiềm năng của mình.
Để chuối có tương lai, có thị trường xuất khẩu thì phải tìm ra tiếng nói chung của các hộ trồng chuối trong vùng.
Vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã đặt vấn đề hợp tác thu mua nhưng người dân chẳng mặn mà, họ ảo vọng vào thị trường Trung Quốc được giá cao lại không khắt khe trong tiêu chuẩn.Còn thị trường khác cần tiêu chuẩn này, nọ nên họ “ngại” không muốn tuân thủ.
Nhìn ra tỉnh bạn, Long An đã thành công khi xuất khẩu chuối công nghệ cao sang thị trường khó tính để thấy người trồng chuối Đồng Nai sẽ tiếp tục gặp khó nếu làm kiểu tự phát này.