Liên tiếp tăng giá phi mã, cơn bão đang nhiên liệu đang khiến ngành hàng không lâm cảnh lao đao trước nguy cơ mất hàng ngàn tỷ.
Trước tình trạng giá nhiên liệu bay tăng mạnh khiến hãng hãng không lừng danh Vietnam Airlines cho biết hãng này gặp phải không ít khó khăn. Tính bình quân giá dầu thế giới năm 2021 chỉ 73USD/thùng thì đến giữa tháng 3.2022 đã tăng tới 161USD/thùng.
Mức tăng này ghi nhận cao hơn gấp đôi đã tác động không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines nói riêng và các hãng hàng không nói chung. Đặc biệt, hãng nào càng có nhiều chuyến bay thì chi phí càng lớn và con số bị thua lỗ càng tăng cao hơn. Tính toàn cho thấy chỉ với mức tăng hoặc giảm 1 USD/thùng/năm thì chi phí tương ứng là 87 tỷ đồng/năm. Quý I.2022, chi phí nhiên liệu bay của hãng Vietnam Airlines chiếm hơn 30% chi phí hoạt động và con số này chưa dừng lại khi xu thế giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng thêm nữa.
Trước thực trạng đó, phía Vietnam Airlines đã từng kiến nghị phía Bộ Giao thông Vận tải xem xét cân nhắc điều chỉnh giá trần với vé máy bay nội địa. Đồng thời cho phép hãng hàng không được phép thu thêm phụ thu nhiên liệu tại các chặng nội địa theo thông lệ hàng không quốc tế đã đưa ra khi có sự biến động giá nhiên liệu.
Đồng thời hãng này cũng đưa ra kiến nghị tới phía Bộ Tài chính xem xét báo cáo lên Thủ tướng phê duyệt phương án đề xuất thực hiện chính sách miễn 100% thuế môi trường với nhiên liệu máy bay trong 2022 (mức hiện áp dụng đang được giảm 50%) nhằm giảm bớt phần nào áp lực gánh nặng tài chính đối với các hãng hàng không.
Ông Vũ Đức Biên, Tổng Giám đốc của hãng hàng không Vietravel Airlines, cho biết chi phí nhiên liệu với sự biến động tăng cao trở thành rào cản vô cùng lớn đối với các hãng hàng không. Nó trở thành thách thức khiến thậm chí có hãng hàng không có thể sẽ dừng bay khi đà giá nhiên liệu vẫn tiếp tục leo thang.
Phía Vietravel Airlines cũng đã có văn bản gửi lên Thủ tướng và gửi tới các cơ quan liên quan để đề xuất các biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn mà các doanh nghiệp hàng không đang gặp phải. Theo đại diện hãng cho biết, các doanh nghiệp trong ngành hiện đang gặp không ít khó khăn trong vấn đề chi phí nhiên liệu tăng cùng mức lạm phát và xu hướng thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng do sau đại dịch nền kinh tế đang phục hồi chậm lại. Đồng thời phía hãng Vietravel Airlines cũng đưa ra đề xuất lên cơ quan chức năng đẩy nhanh gói hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp trong ngành; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2022 và giảm thuế VAT còn 5% nhằm kích cầu thị trường.
Cùng với đó, hãng hàng không này còn đưa ra đề xuất phía cơ quan chức năng xem xét, cân nhắc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu với nhiên liệu hàng không từ 7% hiện nay xuống 0% và giảm thuế môi trường xuống 1.000 đồng/lít trong năm 2022. Vietravel Airlines còn kiến nghị giảm giảm 50% giá dịch vụ ngành hàng không và điều khoản cho phép các hãng hàng không được phép áp dụng phụ thu nhiên liệu tại các đường bay nội địa khi giá Jet A1 tăng từ 100 USD/thùng.
Phía hãng hàng không Bamboo Airways chia sẻ chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng không hề nhỏ trong giá thành vận tải của hãng hàng không. Do đó khi giá nhiên liệu tăng cao đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành và chi phí sản xuất kinh doanh của các hãng hàng không trong nước. Gây bất lợi cho các hãng khi đang trên đà phục hồi sau đại dịch.
Phía Cục Hàng không thông tin, tới hết 5/2022, nhiều hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietravel Airlines… đã mở lại nhiều đường bay quốc tế quan trọng và mạng lưới bay nội địa hầu hết đã khôi phục lại 100%. Tuy nhiên kỳ vọng các hàng không có thể sẽ dẫn đầu làn sóng phục hồi sau đại dịch chưa như mong đợi bởi gánh nặng chi phí nhiên liệu liên tục tăng cao.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
+ Intel và Vingroup – Cả hai đang toan tính gì?