Bài toán hạn-mặn cho đồng bằng sông Cửu Long
Tình trạng hạn hán và ngập mặn đang là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội thời gian qua. Trong lịch sử hơn 100 năm qua, thì chưa bao giờ đồng bằng sông Cửu Long lại đối mặt với nạn hạn hán kinh khủng đến thế.
Bên cạnh việc thiếu nước để trồng trọt và chăn nuôi, thì các diện tích đất trồng trọt ở khu vực này đang dần bị nhiễm mặn, ảnh hưởng rất lớn tới việc trồng trọt của người nông dân.
Hiện nay, nhiều chuyên gia đề xuất, nên tái cơ cấu nền nông nghiệp dựa trên những thiên tai tự nhiên, bỏ trồng lúa và các giống cây khác, chuyển sang nuôi tôm để dễ dàng hơn với người dân.
Nhiều chuyên gia cùng đồng ý rằng, thay vì lợi dụng sự ngập mặn để chăn nuôi các giống vật nuôi sống ở nước mặn sẽ dễ dàng hơn việc khử mặn và tìm nguồn nước ngọt để trồng trọt và giữ gìn cây lúa?
Việc hàng loạt các nhà thủy điện mọc lên dọc thượng nguồn sông Mekong đã khiến vùng hạ lưu sông, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long lâm vào tình trạng thiếu nước.
Bên cạnh đó, hậu quả do Elnino mang lại cũng góp phần gia tăng mức độ hạn hán khốc liệt ở vùng này. Vựa lúa lớn nhất Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới đang bị thiếu nước dẫn đến hạn hán.
Không dừng lại ở đó, nhiều chuyên gia dự báo rằng, tháng 4 năm 2016, khu vực đồng bằng sông Cửu Long phải hứng chịu thêm 1 đợt mặn xâm nhập khốc liệt nhất kể hơn 100 năm qua.
Với nồng độ khoảng 4 gam/lít, hàng trăm km đất trồng lúa của người dân sẽ có nguy cơ nhiễm mặn, ảnh hưởng đến công tác trồng trọt của người dân trong năm nay và một số năm tới.
Mặc dù hậu quả rất nghiêm trọng và có tính đe dọa toàn nền nông nghiệp cũng như toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có các biện pháp hiệu quả để đối phó và ứng cứu hàng trăm km diện tích đất này.
Từ những thực tế đó, một số chuyên ra đã cho lời khuyên nên tận dụng để tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hiện nay, đất nước ta không còn bị đè nặng vấn đề lương thực nữa, người dân có thể chuyển sang nuôi tôm, cá hay các giống vật nuôi khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thay vì phải bỏ một khoản chi phí không nhỏ để cải tạo, bảo vệ giữa gìn nguồn đất như trước.
Một lí do khá thuyết phục mà các chuyên gia đưa ra chính là trồng lúa tốn nước, tốn đến 70% lượng nước cho lúa trong khi nuôi trồng thủy hải sản tiết kiệm được nước hơn, phù hợp hơn trong giai đoạn hạn hán như hiện nay.
Mặc dù còn có nhiều luồng ý kiến trái chiều, nhưng trước những dự đoán về thời tiết và các thiên tai tại đồng bằng sông Cửu Long, thì nếu không kịp thời chuyển đổi, người nông dân vừa chết đất, không làm được vụ lúa hè thu, mà còn có thể xuất hiện tình trạng thiếu nước sinh hoạt trên toàn khu vực.
Loan Nguyễn – Thị Trường 60s – Kênh Tin tức thị trường tiêu dùng tổng hợp và nhanh nhất hiện nay
Xem thêm